Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

Tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng đang là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực hàng đầu hiện nay. Bên cạnh việc gây suy giảm thị lực, cận thị có thể làm thay đổi cấu trúc của mắt, khiến người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt sau này. Vậy cận thị là gì? Cận thị có chữa được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Farello để có lời giải đáp chi tiết nhất!

Cận thị là gì?

Cận thị (tên tiếng anh là Myopia) là một loại tật khúc xạ của mắt, làm cho mắt không nhìn thấy rõ các vật ở xa. Cận thị gây nên hiện tượng rối loạn thị giác và theo thời gian mắt sẽ càng ngày càng yếu hơn. 

Không những gây suy giảm thị lực, cận thị còn có thể làm thay đổi cấu trúc của mắt, khiến những người bị cận thị rất dễ có nguy cơ mắc bệnh về mắt nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, người bị cận nên thường xuyên thăm khám và theo dõi mắt định kỳ để biết rõ tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

Tìm hiểu về tình hình cận thị hiện nay

Theo Viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính tới năm 2050 có khoảng 49,8% dân số thế giới (hơn 4 tỷ người) mắc tật cận thị. Đáng lo ngại hơn nữa là số người bị mất thị lực do biến chứng của cận thị có thể chiếm khoảng 1 tỷ người. Hiện nay, cận thị đang dần trở thành nguy cơ làm mất thị lực hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam theo tổng cục thống kê thì số lượng người mắc tật cận thị chiếm khoảng từ 15 - 40% dân số cả nước. Trong đó, chủ yếu là trẻ em ở trong độ tuổi từ 6-15 tuổi. Cụ thể, tỷ lệ trẻ em mắc tật khúc xạ ở khu vực thành thị là từ 20-40% và tại khu vực nông thôn là từ 10-15%. Tại các trường học nội thành, tỷ lệ học sinh bị cận thị chiếm khoảng 50% số lượng và ngày càng có xu hướng tăng nhiều hơn.

Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

Gọng kính cận Eros - Silver

Các mức độ cận thị

Dựa vào kết quả đo thị lực, người ta có thể chia bảng độ cận thị thành 3 nhóm sau:

  • Cận thị nhẹ: Trong khoảng từ 0,25 đến 3,00 D
  • Cận thị trung bình: Từ 3,25 đến 5,00 D hoặc 6,00 D
  • Cận thị nặng: Lớn hơn 5,00 D hoặc 6,00 D. Cận thị nặng cần được kiểm soát đặc biệt, bởi nó có thể gây ra nhiều nguy cơ biến chứng về mắt như: nhược thị, thậm chí mù lòa.

Xem thêm: Top 5 thương hiệu tròng kính tốt nhất trên thị trường hiện nay

Nguyên nhân gây ra cận thị

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cận thị và khiến bệnh ngày một nặng hơn. Nhưng chủ yếu vẫn là các nguyên nhân chính sau đây:

- Do thủy tinh thể quá phồng hay do trục nhãn cầu dài quá làm cho hình ảnh hiện lên trước võng mạc. Thường thì đường kính trước và sau của nhãn cầu rơi vào khoảng 20mm. Với những người bị cận thị, đường kính đó sẽ gia tăng làm hình ảnh thu vào không hiện đúng lên võng mạc mà bị khuếch tán gây ra tình trạng mờ và không nhìn rõ.

- Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên, thì 100% trẻ sẽ bị cận thị do di truyền.

- Do học tập và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trình trạng cận thị ngày càng gia tăng. Học với cường độ cao, môi trường học tập không đảm bảo chất lượng ánh sáng, tư thế ngồi học không đúng, bàn ghế không phù hợp hay đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài,... đều là nguyên nhân dẫn đến cận thị.

Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

- Thường xuyên xem tivi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần.

- Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra với trọng lượng quá nhẹ cũng là yếu tố khiến cho trẻ bị cận thị. Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2.5kg thì đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, C, E, thiếu các chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá biển, trứng,... Đây đều là các chất giúp duy trì môi trường trong suốt của mắt, giúp mắt tăng khả năng điều tiết, đồng thời có tác dụng chống thoái hoá võng mạc và hoàng điểm của mắt.

Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị

Cận thị sẽ gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, người bị cận thị còn có nguy cơ bị nhược thị và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biến chứng và ảnh hưởng của cận thị đến cuộc sống có thể kể đến như:

Cận thị làm giảm chất lượng cuộc sống: Những người bị cận thị sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc không thể tham gia những môn thể thao hay làm việc đòi hỏi tầm nhìn xa.

Mỏi mắt: Việc thường xuyên nheo mắt khi nhìn vật ở xa có thể làm cho mắt bị mỏi và nhức đầu.

Bệnh tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp là một căn bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn. Người bị cận thị có thể làm tăng nguy cơ phát triển tăng nhãn áp.

Rách và bong võng mạc: Những người bị cận thị nặng thường có võng mạc mỏng hơn những những người bình thường. Võng mạc mỏng sẽ làm tăng nguy cơ rách hoặc bong võng mạc. Rách hoặc bong võng mạc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến mắt bị mất thị lực vĩnh viễn.

Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

Cận thị gây ra tình trạng mỏi mắt, nhức đầu

Cận thị có thể điều trị được không?

“Cận thị có thể điều trị được không?” Đây là câu hỏi đã và đang được rất nhiều người quan tâm. Việc áp dụng các bài tập chữa cận thị tại nhà hiệu quả sẽ làm hạn chế sự tăng độ, tuy nhiên cũng không dứt điểm hoàn toàn. 

Tuy nhiên, với công nghệ y khoa phát triển như hiện nay thì tùy theo tình trạng bệnh, loại cận thị đang mắc phải, điều kiện ngân sách của người bệnh mà các chuyên gia sẽ tư vấn đồng thời đưa ra những lời khuyên bổ ích để người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.

Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

Gọng kính cận Sun - Night Sky

Các phương pháp chữa trị cận thị hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh cận thị. Tùy theo tình trạng, loại bệnh cận thị cũng như điều kiện kinh tế mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa trị sao cho phù hợp nhất. Farello tin rằng với các phương pháp sau bạn sẽ không cần phải lo lắng việc “cận thị có chữa được không”?

Đeo kính gọng là phương pháp phổ biến nhất

Hiện nay đeo kính gọng là phương pháp phổ biến và tiết kiệm nhất đối với người bị cận thị. Sử dụng gọng kính cận kiểu dáng trẻ trung, phù hợp với khuôn mặt tuy ít tốn kém nhưng nó lại gây khá nhiều bất tiện khi tham gia các hoạt động thể thao hay đi vào ngày trời mưa. 

Tuy nhiên, việc đeo kính gọng chỉ là giải pháp giúp mắt có thể nhìn rõ hơn chứ không có tác dụng trị khỏi bệnh cận thị. Khi mắt tăng độ thì người bị cận thị cần phải khám lại và thay đổi kính mới cho phù hợp.

Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

Gọng kính cận Agape - Yellow

Đeo kính áp tròng cận thị

Bên cạnh giải pháp đeo kính gọng thì kính áp tròng cũng là giải pháp được rất nhiều người bị cận thị lựa chọn sử dụng. So với kính gọng, thì kính áp tròng tiện lợi và có tính thẩm mỹ cao hơn khá nhiều. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đeo kính áp tròng sẽ gây dị ứng, mẫn cảm, làm mắt bị khô và tổn thương. Không những vậy, nếu kính áp tròng không được vệ sinh sạch thì khi đeo rất dễ gây nên tình trạng mắt bị viêm nhiễm.

Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

Cận thị có thể đeo kính áp tròng để cải thiện thị lực

 Để sử dụng lens cận thị đúng cách, bạn hãy lưu lại ngay một số tips dưới đây :

  • Nếu cận lệch độ, chú ý trên nắp khay đựng lens có chữ L (Left - Trái), và R (Right - Phải). Chỉ cần để lens vào đúng bên là được.
  • Khi bóc lens ra từ lọ/vỉ, nên ngâm lens ít nhất 4 tiếng bằng dung dịch ngâm để loại trừ chất bảo quản có trong nước từ lọ/vỉ lens.
  • Sau mỗi lần đeo lens, nên thay nước ngâm mới. Đồng thời luôn giữ cho nước ngâm sạch và trong. 
  • Trong quá trình đeo lens, nên nhỏ mắt thường xuyên bằng nước nhỏ mắt chuyên dụng để bảo vệ mắt tốt nhất.

Xem thêm: Top 9 gọng kính cận nữ đẹp và không bao giờ lỗi mốt

Điều chỉnh giác mạc tạm thời bằng Ortho K

Phương pháp điều trị cận thị Ortho K thường được áp dụng đối với những người bị cận thị mà không muốn phẫu thuật hoặc chưa đủ tuổi để phẫu thuật. Ortho K là kính áp tròng được sử dụng vào ban đêm, nó có khả năng chỉnh hình giác mạc và khử độ cận tạm thời. Chính vì vậy, với phương pháp này người bệnh vẫn có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính gọng hay áp tròng. 

Thế nhưng, phương pháp này lại không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh, khi ngừng sử dụng mắt sẽ quay lại về tình trạng ban đầu.

Phẫu thuật Lasik điều trị cận thị (Lasik, Femto LASIK, ReLEx SMILE)

Cận thị có chữa được không? Với phương pháp Lasik thì bạn hoàn toàn yên tâm, bởi cận thị có thể điều trị hầu như dứt điểm. Điều trị cận thị bằng phương pháp Lasik được xem là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. So với các phương pháp trên thì phương pháp này có độ an toàn và độ chính xác cao, hiệu quả tốt. Hơn nữa, thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng rất nhanh.

Phẫu thuật Lasik có các phương pháp phẫu thuật như: LASIK, Femto-Lasik, ReLEx SMILE. Bạn có thể đến các bệnh viện mắt uy tín như: Bệnh viện mắt Sài Gòn - Hà Nội, bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt - Nga, Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản,..để thăm khám và được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Cận thị là gì? Cận thị có chữa được không?

Chữa cận thị bằng phương pháp Lasik rất hiệu quả

Phẫu thuật nội nhãn Phakic

Phương pháp Phakic thường được áp dụng đối với các bệnh nhân có độ cận cao không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật khúc xạ. Phương pháp này khá phổ biến, tuy nhiên nó lại rất dễ gây ra nguy cơ tăng nhãn áp, viêm nhiễm và thời gian phục hồi sau phẫu thuật khá lâu.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể Phaco

Phẫu thuật thay thủy tinh thể Phaco là phương pháp cuối cùng trong các phương pháp điều trị cận thị. Phương pháp này thường chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân có độ cận quá cao và không thể áp dụng các phương pháp khác. Phương pháp này có độ an toàn và chính xác cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên chi phí cho một ca phẫu thuật thay thủy tinh thể Phaco khá cao, không phải ai cũng có đủ kinh tế để thực hiện.

Xem thêm: Kính đổi màu là gì? Đeo kính đổi màu có tốt không?

Trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề cận thị là gì. Cận thị nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm cho thị thực bị suy giảm, đồng thời dễ mắc các bệnh về mắt. Hy vọng, với những chia sẻ trong bài viết trên của Farello, bạn đọc có thể tìm được cách chữa tật cận thị hiệu quả nhất cho mình. Đừng quên liên hệ với Farello qua hotline: 036.8523.966 nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ.

 

 

  • Chia sẻ

Admin